Tình trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/389Từ khóa:
Yếu tố liên quan, sâu răng, trẻ em, Vĩnh PhúcTóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ sâu răng và một số yếu tố liên quan với tình trạng sâu răng ở học sinh tiểu học tại tỉnh Vĩnh phúc năm 2019, từ đó hoạch định các biện pháp dự phòng sâu răng cho trẻ em tại địa phương này trong thời gian tới. Với phương pháp mô tả cắt ngang trên 400 học sinh tiểu học từ 6 – 10 tuổi tại một trường tiểu học tỉnh Vĩnh Phúc, được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên từ danh sách học sinh các lớp. Tình trạng sâu răng ở trẻ em được ghi nhận bởi chỉ số răng sâu – mất – trám (DMFT) và chỉ số mặt răng sâu – mất – trám (DMFS) theo tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới. Thói quen vệ sinh răng miệng của trẻ em được đánh giá theo phiếu điều tra về kiến thức phòng chống bệnh sâu răng và thực hành phòng
chống sâu răng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thói quen chải răng sau bữa ăn phụ có liên quan với việc làm giảm sâu răng (OR = 1,891; 95% CI: 1,098 - 3,257) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chưa thấy mối liên quan giữa các yếu tố khác với tình trạng sâu răng ở trẻ em. Cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em tiểu học.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.