Mối liên quan giữa bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết Dengue với các yếu tố thời tiết trong giai đoạn 2010 - 2019

Các tác giả

  • Nguyễn Đào Thiên Ân Khoa y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Ngọc Thạch Khoa y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Ngọc Long Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông
  • Đỗ Văn Dũng Khoa y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/317

Từ khóa:

Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, mô hình bệnh tật, tác động, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tóm tắt

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, trên mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực y học, biến đổi khí hậu làm thay đổi mô hình bệnh tật, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện nhằm mô tả mối liên quan giữa các yếu tố thời tiết với số ca mắc sốt xuất huyết dengue và tay chân miệng tại Thành phố Vũng Tàu, giai đoạn 2010 - 2019. Các thông số thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) cùng với số ca mắc sốt xuất huyết dengue và tay chân miệng được mô tả và phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính để tìm mối liên quan giữa các yếu tố thời tiết với tình hình dịch bệnh. Kết quả trong giai đoạn 2010 - 2019, nhiệt độ có xu hướng tăng, lượng mưa và độ ẩm có xu hướng giảm. Có mối liên quan giữa bệnh tay chân miệng và độ ẩm trong thời gian 2010 - 2019 (p < 0,05). Đối với kết quả từng năm, những năm có xảy ra La Nina, có mối liên quan giữa bệnh tay chân miệng và độ ẩm (năm 2011 - 2013, 2017, 2019) và lượng mưa (2011 - 2013) (p < 0,05). Bệnh sốt xuất huyết Dengue có liên quan đến lượng mưa (năm 2013 và năm 2019) (p < 0,05). Cần có những biện pháp phòng chống tay chân miệng và Sốt xuất huyết phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của biến đổi khí hậu.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

12-06-2021

Cách trích dẫn

Ân, N. Đào T. ., Thạch, N. N. ., Long, N. T. N. ., & Dũng, Đỗ V. . (2021). Mối liên quan giữa bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết Dengue với các yếu tố thời tiết trong giai đoạn 2010 - 2019. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(3), 87–95. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/317

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả