Thực trạng dùng chung bơm kim tiêm và một số yếu tố liên quan ở người nghiện chích ma túy tại khu vực phía Nam năm 2019
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/296Từ khóa:
Dùng chung bơm kim tiêm, nghiện chích ma túy, khu vực phía NamTóm tắt
Nghiên cứu điều tra cắt ngang thu thập 1.601 mẫu nghiện chích ma túy (NCMT) tuổi từ 16 trở lên trong cộng đồng tại 7 tỉnh triển khai giám sát trọng điểm (GSTĐ) của khu vực phía Nam (KVPN) năm 2019 là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ, nhằm mục đích xác định tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (BKT) và mô tả các yếu tố liên quan đến hành vi dùng chung BKT. Kết quả cho thấy tỷ lệ từng dùng chung BKT, dùng chung BKT/6 tháng qua và 1 tháng qua lần lượt là 34,2%, 14,7% và 9,2%. Có 6 yếu tố tăng nguy cơ dùng chung BKT ở nhóm NCMT: tại Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang & TP.HCM (so với An Giang), tuổi tiêm chích ma túy (TCMT) lần đầu trên 15, số lần tiêm chích ma túy/tháng qua >30 lần, sử dụng bao cao su (BCS) không thường xuyên với vợ (so với người không bao giờ sử dụng BCS), có quan hệ tình dục (QHTD) với phụ nữ mại dâm (PNMD) và dùng điện thoại để liên hệ với bạn chích. Bốn yếu tố làm giảm hành vi dùng chung BKT là người NCMT có vợ/ sống chung không hôn nhân (so với người độc thân), đi khỏi nơi cư trú liên tục ≥ 1 tháng, từng nhận BCS/ BKT miễn phí và không trả lời khi được hỏi về kết quả xét nghiệm HIV của bạn tình. Cần chú ý các yếu tố tìm thấy trong nghiên cứu khi triển khai can thiệp cho người NCMT nhằm hạn chế hành vi dùng chung BKT ở quần thể này.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.