Kiến thức, thực hành làm mẹ an toàn của bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi tại hai huyện Đạ Tẻh và Đam Rông thuộc tỉnh Lâm Đồng năm 2018

Các tác giả

  • Đỗ Đình Hiếu Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương, Hà Nội
  • Kim Bảo Giang Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương, Hà Nội
  • Trịnh Hữu Vách Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương, Hà Nội
  • Tô Thị Liên Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/283

Từ khóa:

Kiến thức, thực hành, làm mẹ an toàn, bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi, Lâm Đồng

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại 2 huyện Đạ Tẻh và Đam Rông thuộc tỉnh Lâm Đồng nhằm mục tiêu mô tả kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn ở bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi. 480 bà mẹ đã được phỏng vấn điều tra. Kết quả cho thấy mặc dù kiến thức và thực hành về chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ là khá tốt, tuy nhiên kiến thức về nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm trước, trong và sau sinh còn rất hạn chế (lần lượt là 15%, 7,7% và 5,2%). Tỉ lệ khám trong vòng 7 ngày sau sinh cũng chỉ có 62,7%. Có sự khác biệt rõ rệt giữa các bà mẹ ở nhóm Kinh và các bà mẹ nhóm dân tộc thiểu số ở một số chỉ số: Tỷ lệ bà mẹ biết khi mang thai cần làm xét nghiệm máu (63,8% so với 26,3%); tỷ lệ bà mẹ biết các dấu hiệu nguy hiểm cho phụ nữ trước sinh (21,7% so với 4,7%), trong sinh (12,1% so với 1,1%), sau sinh (7,2% so với 2,1%). Trình độ học vấn và nghề nghiệp cũng là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn. Cần phải có các hoạt động can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn nhất là cho đối tượng dân tộc thiểu số

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

29-04-2021

Cách trích dẫn

Hiếu, Đỗ Đình ., Giang, K. B. ., Vách, T. H. ., & Liên, T. T. . (2021). Kiến thức, thực hành làm mẹ an toàn của bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi tại hai huyện Đạ Tẻh và Đam Rông thuộc tỉnh Lâm Đồng năm 2018. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(2), 83–91. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/283

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc