Thực trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi sống một mình tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thành Nhân Trường Đại học Y dược Huế
  • Trần Thị Như Ý Trường Đại học Y dược Huế
  • Huỳnh Thụy Huyền Trâm Trường Đại học Y dược Huế
  • Nguyễn Thị Hoài Thương Trường Đại học Y dược Huế
  • Đoàn Phương Bình Trường Đại học Y dược Huế
  • Nguyễn Hữu Nghị Trường Đại học Y dược Huế

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/278

Từ khóa:

Sức khỏe, người cao tuổi sống một mình, chất lượng cuộc sống, Thừa Thiên Huế

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả thực trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liênmquan ở người cao tuổi sống một mình tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018. Nghiên cứu được thực hiện trên 215 người cao tuổi sống một mình, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHOQOL-BREF). Phương pháp thu thập số liệu là phỏng vấn trực tiếp người cao tuổi sống một mình tại hộ gia đình theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy mắc bệnh mạn tính chiếm 85,1% (chủ yếu là tim mạch 54,7%, cơ xương khớp 33,9%), nhưng chỉ có 52,6% ca điều trị. Về chất lượng cuộc sống: Điểm trung bình là 53,0 ± 13,9; khía cạnh xã hội có điểm cao nhất là 61,4; tâm lý 52,2 điểm; môi trường 51,5 điểm và thấp nhất là thể chất 47,1 điểm. Tuổi, tình trạng hôn nhân, kinh tế, bệnh tật, quan hệ xã hội và tập thể dục với chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu cho thấy tình hình sức khỏe và chất  lượng cuộc sống của người cao tuổi sống một mình còn thấp. Do đó, vai trò của gia đình, cộng đồng, nhà nước trong việc quan tâm và hỗ trợ người cao tuổi độc thân là cần thiết

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

29-04-2021

Cách trích dẫn

Nhân, N. V. T. ., Ý, T. T. N. ., Trâm, H. T. H. ., Thương, N. T. H. ., Bình, Đoàn P. ., & Nghị, N. H. . (2021). Thực trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi sống một mình tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(2), 50–56. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/278

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc