Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới nhiễm mầm bệnh kí sinh trùng đường ruột ở người bán rau tại các chợ trong Thành phố Trà Vinh năm 2019
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/262Từ khóa:
Ký sinh trùng đường ruột, rau ăn sống, Trà VinhTóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột và một số yếu tố liên quan trên rau ăn sống tại các chợ trên địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2019. Định danh kí sinh trùng trên 240 mẫu rau bằng phương pháp Romanenko. Đồng thời khảo sát các thông tin chung và kiến thức về ký sinh trùng trên rau của người bán rau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên rau là 61,67%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm từng loại ký sinh trùng là giun đũa 19,17%, giun móc 35,83%, giun lươn 25,83%, chưa tìm thấy sự xuất hiện của sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ và sán lá ruột. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên từng loại rau lần lượt là xà lách 50%, rau đắng 70,83%, hẹ 83,33%, rau má 58,33%, rau nhút 45,83%, rau muống nước 12,50%, xà lách xoang 79,17%, rau răm 62,50%, diếp cá 62,50%, húng quế 91,67%. Có liên quan giữa tình trạng nhiễm mầm bệnh kí sinh trùng đường ruột với dân tộc, trình độ học vấn và việc rửa rau trước khi bán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ rau bị ô nhiễm ký sinh trùng ở thành phố Trà Vinh là một nguy cơ để lây truyền ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun móc. Vì vậy, các cơ quan y tế cần quan tâm đến việc giáo dục người dân về việc sử dụng rau an toàn.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.