Phát triển và đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật PCR và LAMP trong việc phát hiện Burkholderia pseudomallei

Các tác giả

  • Bùi Thị Lan Anh Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, Hà Nội
  • Phạm Thị Hà Giang Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, Hà Nội
  • Lê Thị Lan Anh Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, Hà Nội
  • Võ Viết Cường Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, Hà Nội
  • Phạm Việt Hùng Bệnh Viện Nhi Trung ương, Hà Nội
  • Quế Anh Trâm Bệnh Viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
  • Irina Zakharova Viện nghiên cứu và phòng chống dịch hạch Volgograd, Liên bang Nga
  • Dmitry Viktorov Viện nghiên cứu và phòng chống dịch hạch Volgograd, Liên bang Nga

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/261

Từ khóa:

Melioidosis, Burkholderia pseudomallei, PCR, LAMP

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, sự ghi nhận các trường hợp bệnh melioidosis, nhiễm trùng phổi do vi khuẩn Gram (-) B. pseudomallei, gia tăng đáng kể trên thế giới. Điều này được giải thích do sự lây lan bệnh tăng và các phương pháp chẩn đoán bệnh ngày càng hiện đại, chính xác hơn. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm phát triển và đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của hai kỹ thuật PCR, LAMP trong việc phát hiện Burkholderia pseudomallei. Mồi được thiết kế dựa trên trình tự gen ofr2 thuộc hệ thống tiết type III (TTSS1). Kỹ thuật PCR và LAMP đã phát hiện được B. pseudomallei phân lập từ chủng lâm sàng với giới hạn phát hiện là 10 CFU/ml. Đối với các mẫu ADN tách từ chủng vi khuẩn pha với đất, giới hạn phát hiện của LAMP là 102CFU/ml cao hơn PCR (104CFU/ml). Độ đặc hiệu của PCR và LAMP lần lượt là 100% và 95%. Trong chẩn đoán melioidosis, PCR có thể hữu ích trong phương pháp khẳng định tại phòng thí nghiệm, LAMP phù hợp trong sàng lọc nhanh.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

28-04-2021

Cách trích dẫn

Anh, B. T. L. ., Giang, P. T. H. ., Anh, L. T. L., Cường, V. V. ., Hùng, P. V., Trâm, Q. A. ., Zakharova, I. ., & Viktorov, D. . (2021). Phát triển và đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật PCR và LAMP trong việc phát hiện Burkholderia pseudomallei. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(3), 55–62. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/261

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc