Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và hành vi, nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hoa, năm 2018

Các tác giả

  • Tôn Thất Toàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa
  • Nguyễn Thị Quế Lâm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/237

Từ khóa:

Trầm cảm, lo âu, stress, học sinh lớp 12 trường Lê Quý Đôn, Khánh Hoà

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý ở đối tượng học sinh lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2018. Số liệu được thu thập từ chọn mẫu toàn bộ học sinh khối lớp 12 niên học 2017-2018. Kết quả có 55,4% đối tượng nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm, mức độ nhẹ là 17,4%; vừa 22,3% và nặng là 7,7%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biểu hiện lo âu là 64,8%, biểu hiện mức độ rất nặng là 18,8%; mức độ nặng là 16,4%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biểu hiện stress là 63,8%; biểu hiện stress mức độ nhẹ là là 23,5%; nặng là
12,4%, rất nặng là 4,7%. Nữ giới có biểu hiện stress chiếm tỷ lệ 69,1%. Các mối liên quan của đối tượng nghiên cứu đến trầm cảm, lo âu và stress cho thấy, nữ giới nguy cơ trầm cảm cao hơn 2 lần so với nam giới (p<0,05). Nhóm đối tượng nghiên cứu đã từng bị bạn bè trêu chọc có nguy cơ bị trầm cảm cao gần 2 lần (p<0,05). Nữ giới nguy cơ có biểu hiện lo âu và stress cao hơn 3 lần so với nam giới (p<0,001). Chỉ có 8,7% đối tượng nghiên cứu từng tìm đến các dịch vụ tâm lý. Có 57,4% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu trợ giúp về tư vấn tâm lý.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

28-04-2021

Cách trích dẫn

Toàn, T. T. ., & Lâm, N. T. Q. (2021). Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và hành vi, nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hoa, năm 2018. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(4 Phụ bản), 190–197. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/237

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả