Tác động của can thiệp giáo dục sức khoẻ đối với thực hành tự khám vú của phụ nữ vùng nông thôn tỉnh Hải Dương năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2025/2195Từ khóa:
Ung thư vú, tự khám vú, Hải DươngTóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao thực hành tự khám vú
ở phụ nữ vùng nông thôn, tỉnh Hải Dương năm 2022. Nghiên cứu can thiệp được thực hiện trên 204 phụ
nữ chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm (99 phụ nữ ở nhóm can thiệp và 105 thuộc nhóm chứng). Can thiệp giáo
dục trực tiếp được triển khai, thực hành tự khám vú của phụ nữ nông thôn được đánh giá dựa trên bảng
kiểm quan sát trực tiếp bởi nhân viên y tế tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng. Kiểm định T-test được sử dụng
để đánh giá sự thay đổi về thực hành tự khám vú, với mức ý nghĩa được p < 0,05. Kết quả cho thấy sau
can thiệp, tỷ lệ thực hành tự khám vú tăng 88,9% (3 tháng) và đạt 97,0% (6 tháng) p < 0,05. Kỹ năng thực
hành đúng các bước tự khám vú tăng từ 4,2 ± 4,01 trước can thiệp lên tới 11,3±2,9 sau 3 tháng và 12,1±
3,1 sau 6 tháng (p < 0,05). Can thiệp giáo dục cho thấy hiệu quả trong việc nâng cao hiệu suất thực hành
tự khám vú của phụ nữ nông thôn. Do đó, cần triển khai chương trình giáo dục sức khỏe cho phụ nữ vùng
nông thôn nhằm nâng cao kỹ năng thực hành tự khám vú và sàng lọc ung thư vú.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.