Thực trạng trầm cảm trước sinh và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tại thành phố Đà Nẵng năm 2023

Các tác giả

  • Trần Đình Trung Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
  • Võ Văn Thắng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
  • Nguyễn Vũ Quốc Huy

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2025/2192

Từ khóa:

Trầm cảm trước sinh, bạo hành do chồng, mang thai 3 tháng cuối

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 1.235 phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối tại thành phố Đà
Nẵng từ tháng 10/2022 đến tháng 5/2023 nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm trước sinh và một số yếu tố liên
quan. Trầm cảm trước sinh được đánh giá bằng thang đo PHQ-9, các yếu tố liên quan được thu thập thông
qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm trước sinh ở phụ nữ
mang thai 3 tháng cuối là 23,7% (KTC 95%: 21,3% - 26,2%). Có mối liên quan giữa trầm cảm trước sinh
và một số yếu tố xã hội và hành vi từ người chồng. Cụ thể, phụ nữ có mức độ hỗ trợ xã hội thấp đến trung
bình có nguy cơ trầm cảm cao hơn (OR = 1,36; KTC 95%: 1,04 - 1,77; p = 0,025). Những người bị chồng
bạo hành tinh thần có nguy cơ trầm cảm cao hơn (OR=1,46; KTC 95%: 1,10 - 1,94; p = 0,01); bị bạo hành
dưới bất kỳ hình thức nào cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm (OR = 1,36; KTC 95%: 1,04 - 1,79; p = 0,026),
và tình trạng có sử dụng rượu bia của chồng cũng là yếu tố nguy cơ đáng kể (OR = 1,34; KTC 95%: 1,02 - 1,76; p = 0,035). Kết quả cung cấp bằng chứng khoa học quan trọng, làm cơ sở cho việc xây dựng các
chương trình sàng lọc, phát hiện sớm và can thiệp nhằm bảo vệ sức khỏe tâm thần cho phụ nữ mang thai
và phòng ngừa bạo hành trong thai kỳ.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

21-05-2025

Cách trích dẫn

Trung, T. Đình ., Thắng, . V. V., & Quốc Huy, N. V. . (2025). Thực trạng trầm cảm trước sinh và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tại thành phố Đà Nẵng năm 2023. Tạp Chí Y học Dự phòng, 35(1), 46–53. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2025/2192

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc