Tỉ lệ thai phụ nhiễm vi rút viêm gan B được xét nghiệm định lượng HBV-DNA và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, 2021-2022

Các tác giả

  • Vũ Nhật Linh Bệnh viện Quốc tế Mỹ
  • Nguyễn Thị Ngọc Trinh Bộ môn Dịch tễ học, Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Nguyễn Ngọc Tuyền Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Tăng Kim Hồng Bộ môn Dịch tễ học, Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2033

Từ khóa:

Viêm gan B, định lượng HBV-DNA, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, lây truyền dọc

Tóm tắt

 Trẻ bị lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B mạn tính khi lớn lên. Xét nghiệm phát hiện và theo dõi sự phát triển HBV trong thai kỳ là một biện pháp được công nhận hiệu quả trong việc phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con. Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỉ lệ thai phụ nhiễm HBV được định lượng HBV-DNA tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức trong năm 2021 - 2022, đối tượng là thai phụ > 18 tuổi, từ 24 – 28 tuần thai. Kết quả cho thấy 208/1978 (10,5%) thai phụ dương tính với HBsAg. Thai phụ dương tính với HBsAg đồng ý xét nghiệm định lượng HBV-DNA là 170/194 (87,6%). Thai phụ có nghề nghiệp là công nhân, làm thuê từ chối định lượng HBV-DNA cao gấp 5,23 lần so với nhóm làm cán bộ, nhân viên văn phòng (p < 0,05). Thai phụ có kiến thức không đạt về lây truyền từ mẹ sang con có xác suất từ chối định lượng HBV-DNA cao gấp 7,08 lần so với thai phụ có kiến thức đạt (p < 0,05). Cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ cho thai phụ về những lợi ích của việc sàng lọc và theo dõi tình trạng nhiễm HBV, cũng như điều trị cho các thai phụ để phòng ngừa tích cực việc lây truyền từ mẹ sang con.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

05-01-2025

Cách trích dẫn

Linh, V. N., Trinh, N. T. N., Tuyền, N. N., & Hồng, T. K. (2025). Tỉ lệ thai phụ nhiễm vi rút viêm gan B được xét nghiệm định lượng HBV-DNA và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, 2021-2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(7 Phụ bản), 249–259. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2033