Tổng quan về gánh nặng bệnh tật, nguyên nhân, cơ chế, phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị nhiễm độc thần kinh do chì ở trẻ em
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2007Từ khóa:
Nhiễm độc chì ở trẻ em, gánh nặng bệnh tật, cơ chế nhiễm độc thần kinh của chì, chẩn đoán nhiễm độc chìTóm tắt
Chì là kim loại có độc tính cao, tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể, chủ yếu đến hệ thần kinh đang phát triển. Trẻ em chịu ảnh hưởng độc tính của chì cao hơn người lớn. Do tính tương đồng với các cation hóa trị hai như calcium, zinc, và magnesium nên chì gây cản trở các tín hiệu thần kinh và các cơ chế được điều hòa hoặc xúc tác bởi những cation này. Các tác động thần kinh của chì bao gồm tổn thương não, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn các vấn đề về hành vi, tổn thương thần kinh có thể gây nên bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, và tâm thần phân liệt khi trưởng thành. Xét nghiệm chì máu thường dùng để chẩn đoán nhiễm độc chì. Phương pháp điều trị là dùng các loại thuốc gắp chì nhưng ngăn ngừa tiếp xúc trực tiếp với chì là phương pháp tốt nhất nhằm tránh những hậu quả bệnh tật. Bài tổng quan cập nhật và đánh giá gánh nặng bệnh tật do nhiễm độc chì ở trẻ em, nguyên nhân và cơ chế nhiễm độc thần kinh của chì, phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị nhiễm độc chì.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.