Đặc điểm HIV kháng thuốc trên nhóm bệnh nhân đang điều trị ARV trên 6 tháng, không ức chế tải lượng vi rút ở hai cơ sở điều trị tại Hà Nội, giai đoạn 2022-2023

Các tác giả

  • Phạm Thị Phương Trâm Phòng thí nghiệm Tham chiếu Quốc gia về Sinh học phân tử HIV, Khoa HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Ngô Thị Hồng Hạnh Phòng thí nghiệm Tham chiếu Quốc gia về Sinh học phân tử HIV, Khoa HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Lê Thị Hồng Nhung Phòng thí nghiệm Tham chiếu Quốc gia về Sinh học phân tử HIV, Khoa HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Anh Tuấn Phòng thí nghiệm Tham chiếu Quốc gia về Sinh học phân tử HIV, Khoa HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Đỗ Thị Huyền Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Phương Thùy Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội
  • Mai Thị Bích Hồng Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Phạm Hồng Thắng Phòng thí nghiệm Tham chiếu Quốc gia về Sinh học phân tử HIV, Khoa HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1990

Từ khóa:

Điều trị ARV, HIVDR, HIV kháng thuốc

Tóm tắt

Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện mục tiêu 95-95-95 nhằm kết thúc đại dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo về sự gia tăng kháng thuốc HIV, đặc biệt ở bệnh nhân điều trị ARV lâu dài, làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ lây nhiễm. Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ và đặc điểm kháng thuốc HIV ở bệnh nhân đã điều trị ARV trên 6 tháng với tải lượng vi rút không ức chế tại hai cơ sở điều trị ở Hà Nội. Nghiên cứu lựa chọn toàn bộ 20 mẫu từ bệnh nhân nhiễm HIV đáp ứng tiêu chí trong dự án MOVIDA 1 ter để xét nghiệm giải trình tự hai đoạn gen PR-RT (protease-reverse transcriptase) và INT (intergrase) nhằm phát hiện đột biến kháng thuốc. Kết quả 25,6% (20/78) bệnh nhân đã điều trị trên 6 tháng có tải lượng vi rút trên 1.000 bản sao/ml; và 65,0% (13/20) có gen đột biến kháng thuốc ở đoạn PR-RT, không ghi nhận đột biến ở đoạn INT. Đặc biệt, 38,5% bệnh nhân mang nhiều đột biến khác nhau, với mức độ kháng cao nhất đối với thuốc nhóm NNRTI và NRTI như EFV, NVP và 3TC. Có khả năng xuất hiện virus tái tổ hợp với đoạn PR-RT thuộc phân nhóm CRF01_AE và đoạn INT thuộc phân nhóm B. Kết luận: việc giám sát HIV kháng thuốc và áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời là rất cần thiết trong điều trị ARV.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

06-05-2025

Cách trích dẫn

Trâm, P. T. P. ., Hạnh, N. T. H. ., Nhung, L. T. H. ., Tuấn, N. A. ., Huyền, Đỗ T. ., Thùy, N. T. P. ., Hồng, M. T. B. ., & Thắng, . P. H. . (2025). Đặc điểm HIV kháng thuốc trên nhóm bệnh nhân đang điều trị ARV trên 6 tháng, không ức chế tải lượng vi rút ở hai cơ sở điều trị tại Hà Nội, giai đoạn 2022-2023. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(7), 35–44. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1990

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>