Các nguy cơ về sức khỏe khi thực hiện các can thiệp sử dụng nội tiết tố và phẫu thuật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam năm 2019

Các tác giả

  • Phạm Nguyên Hà Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét, Hà Nội
  • Phạm Vân Anh Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét, Hà Nội
  • Nguyễn Văn Luyện Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét, Hà Nội
  • Đỗ Thị Bích Ngọc Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Lợi Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét, Hà Nội
  • Lê Hùng Việt Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét, Hà Nội
  • Đỗ Thị Vân Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét, Hà Nội; Trung tâm Thông tin tổ chức phi chính phủ, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/196

Từ khóa:

Người chuyển giới, chuyển giới, nội tiết tố, phẫu thuật chuyển giới, luật chuyển đổi giới tính

Tóm tắt

Một nghiên cứu định tính với người chuyển giới (NCG) tại Hà Nội, Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu mô tả các nguy cơ về sức khỏe khi thực hiện các can thiệp về y học như sử dụng nội tiết tố và phẫu thuật chuyển đổi giới tính năm 2019, qua đó đưa ra các kiến nghị về mặt chính sách. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn sâu 12 NCG, được phân tích bằng phần mềm Nvivo 10. Ba chủ đề đã được hình thành qua phân tích nội dung, bao gồm: 1) Nội tiết tố: Bạn đồng hành trên con đường tìm lại giới tính, 2) Hành trình đau đớn của phẫu thuật chuyển đổi giới tính và 3) Một cuộc sống khó khăn và tương lai bất định. Việc sử dụng nội tiết tố không có chỉ định và theo dõi của bác sỹ làm cho nhiều NCG trong nghiên cứu này thấy mệt mỏi kéo dài, cáu bẳn, buồn chán vô cớ, giảm trí nhớ, lo âu và trầm cảm. Việc khám và tư vấn quá sơ sài trước phẫu thuật, việc chăm sóc hậu phẫu có phần vội vã và cẩu thả, làm nhiều người thấy sức khỏe bị giảm sút, hay quên và giảm ham muốn tình dục. Luật Chuyển đổi Giới tính cần sớm ban hành để có các can thiệp y học một cách hợp pháp và an toàn cho NCG ở Việt Nam.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

27-04-2021

Cách trích dẫn

Hà, P. N. ., Anh, P. V. ., Luyện, N. V. ., Ngọc, Đỗ T. B. ., Lợi, N. T. ., Việt, L. H. ., & Vân, Đỗ T. (2021). Các nguy cơ về sức khỏe khi thực hiện các can thiệp sử dụng nội tiết tố và phẫu thuật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam năm 2019. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(5), 20–33. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/196

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc