Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bạo lực học đường tại một trường Trung học phổ thông tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội năm 2023
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1922Từ khóa:
Bạo lực học đường, vị thành niên, các yếu tố liên quan, trường trung học phổ thôngTóm tắt
Bạo lực học đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe của học sinh từ tuổi vị thành niên đến trưởng thành. Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường và các yếu tố liên quan tại một trường trung học phổ thông ở Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính trên 384 học sinh khối 10, 11 và 12. Kết quả cho thấy 13,5% học sinh từng trải qua bạo lực học đường, chủ yếu từ bạn học cùng khối khác lớp, người yêu hoặc người thân. Nữ sinh có nguy cơ bị bạo lực cao gấp 2,44 lần nam sinh (95% CI: 1,3 - 4,5). Học sinh có hạnh kiểm tốt ít bị bạo lực hơn 0,17 lần so với nhóm có hạnh kiểm trung bình (95% CI: 0,04 - 0,6), trong khi học sinh giỏi ít bị bạo lực hơn 0,13 lần so với học sinh trung bình (95% CI: 0,03 - 0,49). Về yếu tố gia đình, học sinh sống cùng mẹ có nguy cơ bị bạo lực cao hơn 10,2 lần so với học sinh sống với bố (95% CI: 3,1 - 33,6). Học sinh có bạn thân bị bạo lực cao hơn 4,9 lần so với học sinh không có bạn thân (95% CI: 1,9 - 12,5) và học sinh thường xuyên chứng kiến bạo lực có nguy cơ bị bạo lực cao hơn 2,1 lần so với học sinh hiếm khi chứng kiến (95% CI: 1,1 - 4,1).
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.