Thực trạng tiếp nhận thông tin sức khỏe qua loa truyền thanh công cộng tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2024 và một số yếu tố liên quan

Các tác giả

  • Nguyễn Bình Phương Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
  • Trương Thanh Yến Châu Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
  • Trần Minh Hoàng Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương
  • Nguyễn Thanh Tú Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1909

Từ khóa:

Loa truyền thanh công cộng, sự quan tâm, thông tin sức khỏe, Thủ Dầu Một

Tóm tắt

 Loa truyền thanh công cộng là một phương tiện truyền thông được sử dụng để phổ biến thông tin sức khỏe đang được đặt câu hỏi về tính hiệu quả của chúng, nhất là những địa bàn đô thị như thành phố Thủ Dầu Một. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định thực trạng tiếp nhận truyền thông sức khỏe qua loa truyền thanh công cộng và các yếu tố liên quan. Thiết kế cắt ngang mô tả phân tích trên đối tượng hộ gia đình được tiến hành tại thành phố Thủ Dầu Một với 142 mẫu, sử dụng phiếu phỏng vấn cá nhân định lượng để tiến hành thu thập thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Kết quả cho thấy phương tiện này hiện không còn hiệu quả khi tỷ lệ hộ gia đình có nghe loa truyền thanh công cộng phát thanh hằng ngày là 59,2%, mức quan tâm tiếp nhận thông tin sức khỏe chỉ đạt 69,8%, những người lớn hơn 47 tuổi quan tâm đến thông tin sức khỏe từ phương tiện này hơn so với nhóm người trẻ với khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,005). Do đó, cần điều chỉnh sử dụng loa truyền thanh công cộng sao cho phù hợp hơn, tránh lãng phí nguồn lực, có thể tập trung vào các chủ đề sức khỏe cho người trên 47 tuổi.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

21-04-2025

Cách trích dẫn

Phương, N. B., Châu, T. T. Y., Hoàng, T. M., & Tú, N. T. (2025). Thực trạng tiếp nhận thông tin sức khỏe qua loa truyền thanh công cộng tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2024 và một số yếu tố liên quan. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(6), 108–115. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1909

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc