Tỉ lệ nhiễm và mối liên quan lâm sàng, cận lâm sàng của giun lươn (Strongyloides stercoralis) ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2023

Các tác giả

  • Đào Minh Ý Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
  • Đoàn Thị Kim Xuyến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
  • Lê Đào Phương Phương Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1842

Từ khóa:

Strongyloides, ELISA, suy giảm miễn dịch

Tóm tắt

Giun lươn (Strongyloides stercoralis) là ký sinh trùng nguy hiểm, đặc biệt với bệnh nhân suy giảm miễn dịch, do khả năng gây nhiễm mãn tính và biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp xét nghiệm ELISA đánh giá tỉ lệ nhiễm và mối liên quan lâm sàng, cận lâm sàng với ấu trùng Strongyloides stercoralis tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai trên 498 bệnh nhân, bao gồm 79 người suy giảm miễn dịch và 419 người khỏe mạnh. Kết quả cho thấy tỉ lệ huyết thanh dương tính là 6,83%, với tỉ lệ nhiễm cao hơn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (10,12%) so với nhóm khỏe mạnh (6,43%). Bệnh nhân suy thận mạn (17,86%) và mắc lao (12,15%) có nguy cơ nhiễm cao nhất. Các triệu chứng như mày đay (100%), tiêu chảy (50%) và đau bụng (33,33%) thường xuất hiện ở nhóm suy giảm miễn dịch. Nghiên cứu khuyến nghị sử dụng ELISA để chẩn đoán giun lươn, đặc biệt cho nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong cộng đồng.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

30-12-2024

Cách trích dẫn

Đào Minh Ý, Đoàn Thị Kim Xuyến, & Lê Đào Phương Phương. (2024). Tỉ lệ nhiễm và mối liên quan lâm sàng, cận lâm sàng của giun lươn (Strongyloides stercoralis) ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2023. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(5), 83–89. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1842

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc