Thay đổi tỷ lệ cong vẹo cột sống sau can thiệp dự phòng ở học sinh tiểu học Khmer tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2021 - 2022

Các tác giả

  • Phạm Thanh Vũ Phân Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam - Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Nhựt Trọng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Thùy Dương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Văn Tập Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1839

Từ khóa:

Can thiệp, cong vẹo cột sống, học sinh tiểu học, Khmer

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi tỷ lệ cong vẹo cột sống (CVCS) ở học sinh dân tộc Khmer tại 04 trường tiểu học của 03 tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang và An Giang khi thực hiện một số giải pháp can thiệp dự phòng CVCS năm 2021 - 2022. Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, sử dụng giải pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe, tư vấn; giám sát nhắc nhở, uốn nắn tư thế ngồi học của học sinh; quản lý và tư vấn điều trị đối với những trường hợp phát hiện CVCS; cải tạo điều kiện bàn ghế và chiếu sáng lớp học. Thời gian thực hiện trong hai năm học 2020 - 2021 đến 2021 - 2022. Tất cả học sinh khối lớp 1 đến 4 đã được khám sàng lọc CVCS trước và sau can thiệp. Kết quả sau thời gian 2 năm học nhóm học sinh được can thiệp không mắc mới CVCS, tỷ lệ giảm mắc vẹo cột sống cấu trúc trong nhóm can thiệp là 0,4%, vẹo không cấu trúc là 7,8%, tỷ lệ CVCS chung đã giảm từ 29,5% xuống 23,4% (p < 0,05). Có sự khác biệt với nhóm học sinh không can thiệp, chỉ số khác biệt kép đạt 8,5%. Các giải pháp can thiệp dự phòng đa phương thức giúp gián tiếp giảm tỷ lệ CVCS ở học sinh. Những giải pháp này cần tiếp tục duy trì và nhân rộng trong tương lai.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

30-12-2024

Cách trích dẫn

Phạm Thanh Vũ, Phạm Nhựt Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dương, & Nguyễn Văn Tập. (2024). Thay đổi tỷ lệ cong vẹo cột sống sau can thiệp dự phòng ở học sinh tiểu học Khmer tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2021 - 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(5), 58–66. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1839

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc