Rà soát tiền sử tiêm chủng trường học: Đánh giá tình trạng tiêm chủng và quản lý đối tượng đối với học sinh lớp một năm học 2023 - 2024 tại tỉnh Đắk Nông
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1838Từ khóa:
Tiêm chủng, tiền sử tiêm chủng, quản lý đối tượng, tiêm chủng trường họcTóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang khảo sát tình trạng tiêm chủng của học sinh (HS) lớp 1 tại huyện Đắk Glong (371 HS) và TP. Gia Nghĩa (366 HS), tỉnh Đắk Nông. 7,7% HS hoàn toàn không tiêm chủng (zero-dose), chỉ 44,7% tiêm đủ mũi vắc xin trước khi đi học. Phân tích sống còn cho thấy quá trình tiêm chủng kéo dài tới hơn 48 tháng sau sinh. Tại Gia Nghĩa, các vắc xin cần tiêm trước 1 tuổi hầu hết đạt > 95%, vắc xin giai đoạn sau 1 tuổi > 85%. Tại Đắk Glong < 80% cho cả hai nhóm vắc xin, thậm chí < 70% ở các mũi quan trọng (DPT-VGB-Hib). Dân tộc Hmông là nhóm khó tiếp cận và quản lý, tỷ lệ tiêm đủ mũi thấp (30%), tỷ lệ zero-dose cao (25%). Còn khoảng trống tiêm chủng tại thời điểm vào lớp 1 cho thấy sự quan trọng của rà soát tiền sử tiêm chủng và tiêm bù liều khi đi học, bên cạnh việc thực hiện tiêm vét, tiêm bù hằng năm mới có thể duy trì tỷ lệ tiêm chủng, đặc biệt ở địa bàn đặc thù khó khăn. Cần nâng cao sử dụng hệ thống thông tin tiêm chủng để quản lý và phản ánh đúng thực trạng. Tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tiêm chủng ở người Hmông nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng ở đối tượng này.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.