Biểu hiện và ảnh hưởng của viêm tai giữa thanh dịch mạn tính đến phát âm của trẻ 4 - 6 tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020 - 2023
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1705Từ khóa:
Viêm tai giữa thanh dịch, phát âm, trẻ em, bảng chữ cái tiếng ViệtTóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả biểu hiện và ảnh hưởng của viêm tai giữa thanh dịch mạn tính đến phát âm của trẻ 4 - 6 tuổi. Nghiên cứu tiến hành trên 120 trẻ từ 4 đến 6 tuổi được xác định là viêm tai giữa thanh dịch mạn tại khoa khám bệnh bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2020 đến 2023. Nhóm nghiên cứu sử dụng bảng chữ cái tiếng Việt để đánh giá khả năng phát âm của trẻ. Kết quả cho thấy 9,8% trẻ phát âm chuẩn, 90,2 phát âm chưa chuẩn. 12 nguyên âm đơn: đúng: âm a 91,8%, ă: 56,7%, â: 71,3%, e: 67,9%, ê: 83,5%, i: 21,5%, o: 76,1%, ô: 81,6%, ơ: 18,9%, u: 93,7%, ư: 26,5%, y: 65,9%. Trong 17 phụ âm: phát âm đúng: âm b: 92,3%, c: 34,9%, d: 76,4%, đ: 37,8%, g: 31,6%, h: 81,2%, k: 45,8%, l: 89,1%, m: 37,1%, n: 39,5%, p: 18,6%, q: 21,9%, r: 71,1%, s: 23,7%, t: 92,1%, v: 54,7%, x: 67,8%. Trong 3 nguyên âm đôi: phát âm đúng: ia-yê-iê: 18,2%, ua-uô: 34,7%, ưa-ươ.: 71,2%. 9 phụ âm đầu ghép 2 chữ: phát âm đúng: ph: 9,8%, th: 65,5%, tr 34,8%, vh 9,8%, gi: 87,3%, nh: 68,4%, ng: 45,8%, kh: 26,7%, gh: 28,9%. 1 phụ âm ghép 3 chữ: phát âm đúng: ngh: 21,7%. Các âm bị ảnh hưởng của nhóm trẻ bị viêm tai giữa thanh dịch mạn tính chủ yếu là những âm có âm vực cao, phối hợp âm đôi.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.