Kết quả ứng dụng các hình thức truyền thông trong chương trình dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại phòng khám Sống Hạnh Phúc, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2023
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1650Từ khóa:
PrEP, tiếp cận, mô hình truyền thông, SHP, HIVTóm tắt
Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của các mô hình truyền thông tiếp cận khách hàng PrEP, một phương pháp dự phòng HIV ngày càng được chú ý. Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả kết quả việc ứng dụng các hình thức truyền thông sử dụng trong mô hình tiếp cận khách hàng đích của phòng khám Sống Hạnh Phúc (SHP). Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 4678 khách hàng sử dụng PrEP tại phòng khám SHP, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 5/2019 đến 9/2023 về các hình thức tiếp cận khách hàng. Phần lớn khách hàng tham gia chương trình PrEP đa số ở nhóm từ 18 – 25 tuổi (57%), trong đó 95% khách hàng là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Trong 7 hình thức tiếp cận khách hàng của phòng khám thì hình thức tiếp cận nhiều nhất là từ nguồn cộng tác viên (43,2%) và ít nhất là từ nguồn thực địa (0,9%). Kết quả nhấn mạnh vai trò của cộng tác viên trong việc thu hút các khách hàng, ngoài ra việc đa dạng các chiến lược tiếp cận cũng cần thiết để có được sự tham gia từ các nhóm cộng đồng đích. Sự đa dạng các hình thức tiếp cận khách là vô cùng cần thiết, bên cạnh đó cần có thêm các nghiên cứu khác để khám phá các hình thức truyền thông mới nhằm tối ưu hóa hoạt động tiếp cận khách hàng.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.