Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang

Các tác giả

  • Lê Thị Thảo Nhu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang
  • Trương Hoàng An Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang
  • Nguyễn Trương Hoàng Sơn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang
  • Tô Gia Kiên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1647

Từ khóa:

Chất lượng cuộc sống, HIV/AIDS, WHOQoL-HIV BREF, EQ-5D-5L

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang thực hiện năm 2023 nhằm xác định điểm trung bình (TB) về chất lượng cuộc sống (CLCS) và những yếu tố liên quan trên 380 người nhiễm vi rút HIV đang điều trị bằng thuốc ARV tại phòng khám HIV, CDC Tiền Giang. Đối tượng được chọn thuận tiện bằng bệnh án. Đặc điểm cá nhân, đặc điểm điều trị ARV, tình trạng sử dụng chất gây nghiện, lạm dụng rượu bia, WHOQoLHIV BREF và EQ-5D-5L được tiến hành thu thập thông qua hoạt động phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi được thiết kế. Kết quả cho thấy điểm TB CLCS theo WHOQoL-HIV BREF là 16,01 ± 0,94, cao nhất ở lĩnh vực sức khỏe thể chất, thấp nhất ở lĩnh vực môi trường sống. Điểm TB EQ-5D-5L là 0,94 ± 0,07 và EQ-VAS là 85,57 ± 9,00 điểm. Nữ giới, nhóm LGBT, có bệnh kèm theo, sử dụng chất gây nghiện, lạm dụng rượu bia có CLCS thấp hơn. Người ≤ 35 tuổi, học trên cấp 3, cán bộ công nhân viênchức, tự chủ thu nhập, tiết lộ tình trạng nhiễm HIV, tuân thủ điều trị, đạt mục tiêu điều trị có CLCS tốt hơn. Điểm WHOQoL-HIV BREF chung và 6 lĩnh vực có tương quan với EQ-5D-5L và EQ-VAS. Để cải thiện CLCS người nhiễm HIV, ngành y tế cần tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV và đẩy mạnh truyền thông hạn chế sử dụng rượu bia.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

30-12-2024

Cách trích dẫn

Nhu, L. T. T. ., An, T. H. ., Sơn, N. T. H. ., & Kiên, T. G. . (2024). Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(2 Phụ bản), 125–136. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1647