Đặc điểm sức khỏe tâm thần ở vị thành niên có HIV sống tại các mái ấm tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Các tác giả

  • Nguyễn Long Điền Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phan Thị Trúc Nguyên Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Lê Thị Bình Minh Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Thị Thanh Ngân Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thái Thanh Trúc Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1640

Từ khóa:

Người vị thành niên, HIV, sức khỏe tâm thần, mái ấm

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang này được tiến hành nhằm mô tả các đặc điểm về sức khỏe tâm thần (SKTT) ở người vị thành niên (VTN) có HIV đang sống tại các mái ấm tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) năm 2022. 33 VTN từ mái ấm Mai Hoa và Mai Tâm đã hoàn thành bảng hỏi tự điền về đặc điểm dân số xã hội. Biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress; hỗ trợ xã hội; trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu; khả năng phục hồi được đánh giá thông qua DASS-21, MOS-SSS, ACE, BRS; thông tin lâm sàng được thu thập từ bệnh án. Độ tuổi trung bình VTN tham gia nghiên cứu là 13,7 ± 1,8, đã sống với HIV 10,3 ± 4,3 năm. Hơn 1/3 số VTN cho biết có ít nhất 4 trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu và tỉ lệ VTN có các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 48,5%, 54,5%, và 27,3%. Gần 30% VTN cho biết đã từng hoặc đang hút thuốc và hơn 50% cho biết đã từng và đã uống rượu bia trong 1 tháng qua. Những kết quả này cho thấy VTN có HIV tại các mái ấm có nhiều vấn đề về SKTT liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress cần được giải quyết. Vì vậy, cần phát triển thêm các chương trình hỗ trợ về tâm lý xã hội từ cấp độ tập thể đến cá nhân cho nhóm VTN này

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

30-12-2024

Cách trích dẫn

Điền, N. L. ., Nguyên, P. T. T. ., Minh, N. L. T. B. ., Ngân, P. T. T. ., & Trúc, T. T. . (2024). Đặc điểm sức khỏe tâm thần ở vị thành niên có HIV sống tại các mái ấm tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(2 Phụ bản), 57–65. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1640