Thực trạng ô nhiễm vi sinh bề mặt bên trong vỏ bình nước tái sử dụng tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai ở Khánh Hòa năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1433Từ khóa:
Vỏ bình tái sử dụng, nước uống đóng chai, ô nhiễm vi sinhTóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá ô nhiễm vi sinh trong vỏ bình nước loại 19 - 21 lít tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai (NUĐC) ở Khánh Hòa năm 2022. Tổng số 186 mẫu vệ sinh bề mặt bên trong vỏ bình trước và sau súc rửa tại 93 cơ sở sản xuất được xét nghiệm ATP (Adenosine Triphosphate), tổng số vi sinh vật hiếu khí (TSVSVHK), coliform, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Streptococci feacal và Clostridia sử dụng các phương pháp AOAC 041901, ISO 4833-1:2013, ISO 4832:2006, ISO 16649-2:2001, ISO 16266:2006, ISO 7899 2:2000 và ISO 6461-2:1986. Trung bình chỉ số ATP và TSVSVHK vỏ bình sau súc rửa giảm 4,3 và 3,4 lần so với trước súc rửa. Tuy nhiên, vỏ bình sau súc rửa có ATP trên 300 RLU/100 cm2 vẫn chiếm tỷ lệ cao (49,5%). Phát hiện vỏ bình trước súc rửa nhiễm coliform (52,7%), P. aeruginosa (25,8%), E. coli (6,5%) và Str. feacal (2,2%). Ngoài ra, vỏ bình sau súc rửa vẫn còn phát hiện nhiễm coliform (36,6%), P. aeruginosa (14%) và E. coli (3,2%). Điều này cho thấy quy trình súc rửa vỏ bình nước tái sử dụng tại nhiều cơ sở sản xuất NUĐC ở Khánh Hòa chưa đảm bảo và không loại bỏ được triệt để ô nhiễm vi sinh vật, từ đó làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật vào nước thành phẩm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.