Tác động hậu COVID-19 đến sức khỏe thể chất của người dân bị nhiễm COVID-19 tại Bình Dương

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Anh Trường Đại học Quốc tế Miền Đông – Bình Dương
  • Nguyễn Ngọc Diễm Trường Đại học Quốc tế Miền Đông – Bình Dương
  • Nguyễn Thị Thanh Thương Trường Đại học Quốc tế Miền Đông – Bình Dương
  • Trần Quý Bảo Trâm Trường Đại học Quốc tế Miền Đông – Bình Dương
  • Nguyễn Thị Oanh Bệnh viện Đa Khoa Bình Dương
  • Vũ Thị Xim Trường Đại học Nguyễn Tất Thành – Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hà Thị Minh Phương Bệnh viện Quốc tế Becamex – Bình Dương

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1426

Từ khóa:

COVID-19, triệu chứng hậu COVID-19

Tóm tắt

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhằm mô tả các hậu quả và di chứng sức khỏe của những người đã nhiễm COVID-19 tại Bình Dương. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 451 người dân đã nhiễm COVID-19 tại Bình Dương từ tháng 02 đến tháng 5 năm 2022. Kết quả cho thấy 97,1% người tham gia nghiên cứu có ít nhất một triệu chứng hậu COVID-19. Các triệu chứng hậu COVID-19 phổ biến được ghi nhận: Giảm tập trung (63,7%), mệt mỏi (58,5%), giảm trí nhớ (57,2%), loạn giấc ngủ (53,7%), hụt hơi (53,4%), ho (50,3%). Mô hình hồi quy tuyến tính ghi nhận các yếu tố làm giảm thiểu nguy cơ xuất hiện COVID-19 bao gồm: Thời gian khỏi bệnh (β = -0,100, p = 0,026), số mũi vắc xin COVID- 19 đã tiêm (β = -0,089, p = 0,036). Trong khi đó số lượng triệu chứng khi nhiễm (β = 0,412, p < 0,001), thời gian điều trị (β = 0,112, p = 0,012), có mối tương quan thuận đối với việc xuất hiện triệu chứng hậu COVID-19. Các triệu chứng hậu COVID-19 là tình trạng phổ biến của người đã nhiễm COVID-19. Cần quan tâm hỗ trợ và điều trị các vấn đề liên quan đến hậu COVID-19 cho người dân đã nhiễm COVID-19.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-01-2024

Cách trích dẫn

Anh, N. T., Diễm, N. N. ., Thương, N. T. T. ., Trâm, T. Q. B. ., Oanh, N. T. ., Xim, V. T. ., & Phương, H. T. M. . (2024). Tác động hậu COVID-19 đến sức khỏe thể chất của người dân bị nhiễm COVID-19 tại Bình Dương. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(6 Phụ bản), 259–265. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1426