Mối liên quan giữa một số triệu chứng bệnh lý đường hô hấp và chỉ số môi trường không khí xung quanh tại tỉnh Quảng Ninh

Các tác giả

  • Nguyễn Đức Sơn Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Hà Nội
  • Doãn Ngọc Hải Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Bích Thủy Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Huyền Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Hà Nội
  • Hà Lan Phương Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Hà Nội
  • Lỗ Văn Tùng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1422

Từ khóa:

Ô nhiễm, không khí xung quanh, triệu chứng, đường hô hấp

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.585 người dân sống tại phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long nhằm đánh giá mối liên quan giữa triệu chứng đường hô hấp và một số yếu tố môi trường không khí xung quanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ các chất CO, O3, NO2, SO2, PM10, PM2.5 trong không khí xung quanh không vượt giới hạn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT. Có mối liên quan có ý nghĩa giữa nồng độ NO2, SO2 với số người xuất hiện triệu chứng về hô hấp. Khi nồng độ NO2 trong không khí tăng 1μg/m3, số người có nguy cơ mắc triệu chứng hắt hơi tăng 1,4%, chảy mũi tăng 1,6%, ngạt mũi tăng 1,1% vào ngày tiếp xúc; Khi nồng độ SO2 tăng 1μg/m3, số người có nguy cơ mắc triệu chứng hắt hơi tăng 2,8% (p < 0,01), chảy mũi tăng 3,6% (p < 0,001), ngạt mũi tăng 2,7% (p < 0,05) sau 1 ngày tiếp xúc và nguy cơ mắc triệu chứng này giảm dần đến sau 3 ngày tiếp xúc. Như vậy, nguy cơ mắc triệu chứng hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi có liên quan với nồng độ NO2 và SO2 trong môi trường không khí xung quanh ngay cả khi nồng độ các chất này thấp hơn giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-01-2024

Cách trích dẫn

Sơn, N. Đức ., Hải, D. N. ., Thủy, N. T. B. ., Huyền, N. T. ., Phương, H. L. ., & Tùng, L. V. . (2024). Mối liên quan giữa một số triệu chứng bệnh lý đường hô hấp và chỉ số môi trường không khí xung quanh tại tỉnh Quảng Ninh. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(6 Phụ bản), 224–232. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1422

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả