Tuân thủ điều trị ARV ở người bệnh nhiêm HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Huyền Trang Đại học Thăng Long, Hà Nội
  • Sa Phương Băng Đại học Thăng Long, Hà Nội
  • Sa Trọng Kiên Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La, Sơn La
  • Quàng Văn An Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La, Sơn La
  • Nguyễn Thị Bình An Đại học Thăng Long, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/140

Từ khóa:

Tuân thủ điều trị ARV, người bệnh HIV/AIDS, Sơn La

Tóm tắt

Nghiên cứu điều tra cắt ngang nhằm mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV và phân tích một số yếu tố liên quan trên 211 người tham gia người bệnh điều trị ARV từ 3 tháng trở lên tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2019. Để đánh giá tuân thủ điều trị ARV của người tham gia, nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường bệnh nhân tự báo cáo, sử dụng thang trực quan VAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người tham gia tuân thủ điều trị ARV (VAS≥95) chưa cao chiếm 59,7%. Phân tích mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy khả năng tuân thủ điều trị ARV cao hơn ở các người tham gia là nữ giới (OR=2,56, 95%CI:1,09-5,97); dân tộc Kinh (OR=10,60; 95%CI: 1,32-85,27); thu nhập từ1.000.000 đến 3.000.000 đồng (OR=10,50; 95%CI: 1,15-96,07); CD4 trên 350 (OR=7,72; 95%CI: 1,75-34,12); chưa có triệu chứng (OR=7,89; 95%CI: 2,41-25,90); và không nghiện rượu nặng (OR=10,18; 95%CI:2,53-41,00). Chương trình điều trị ARV cần chú trọng công tác tư vấn về tuân thủ điều trị, đặc biệt ở người bệnh là nam giới, người dân tộc Thái, và những người bệnh có thu nhập thấp. Cần theo dõi sát người bệnh vẫn đang có các hành vi nghiện rượu nặng, có CD4 dưới 350, bắt đầu ở giai đoạn có triệu chứng.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-04-2021

Cách trích dẫn

Trang, N. T. H. ., Băng, S. P. ., Kiên, S. T. ., An, Q. V. ., & An, N. T. B. . (2021). Tuân thủ điều trị ARV ở người bệnh nhiêm HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(8), 109–115. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/140

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc