Hiệu quả can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe tăng kiến thức về nhiễm vi rút viêm gan B trên người Khmer Nam Bộ tại tỉnh Trà Vinh
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1351Từ khóa:
Can thiệp, truyền thông, vi rút viêm gan B, KhmerTóm tắt
Các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm tăng cường kiến thức và cải thiện hành vi nguy cơ đã được chứng minh có hiệu quả đối với các bệnh lý truyền nhiễm, tuy nhiên, việc thực hiện áp dụng các mô hình vào can thiệp, cụ thể là mô hình niềm tin sức khỏe lại chưa được triển khai mạnh mẽ, nhất là đối với nhiễm vi rút viêm gan B. Nghiên cứu thực hiện can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông trên 978 người Khmer Nam Bộ tại 2 huyện của tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu ghi nhận có sự cải thiện về kiến thức. Hiệu quả can thiệp mặc dù chưa cải thiện đáng kể về mặt kiến thức, cụ thể, can thiệp làm tăng 0,95 điểm kiến thức chung; tăng 0,46 điểm kiến thức về viêm gan B; tăng 0,30 điểm kiến thức về nguy cơ nhiễm viêm gan B và trình độ học vấn cũng là yếu tố giúp tăng hiệu quả can thiệp; tăng trung bình 0,19 điểm kiến thức về phòng ngừa nhiễm viêm gan B, tuy nhiên, đây cũng là những nền tảng cho hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cần được duy trì thực hiện trên toàn tỉnh Trà Vinh.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.