Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến loạn sản phế quản phổi ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022 - 2023

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Vân Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trần Diệu Linh Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Lê Minh Trác Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1243

Từ khóa:

Đẻ non, loạn sản phế quản phổi, Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 232 trẻ đẻ non dưới 32 tuần được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ loạn sản phế quản phổi (LSPQP) và mô tả một số yếu tố liên quan đến LSPQP tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023. Trẻ được theo dõi đến 36 tuần tuổi hiệu chỉnh để chẩn đoán LSPQP. Trẻ đã chọn được chia thành 2 nhóm có LSPQP và nhóm không có LSPQP. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc LSPQP ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần là 33,6%. Tỷ lệ mắc LSPQP ở trẻ 25 tuần thai là 100%, ở trẻ 31 tuần thai là 12,2%. Trẻ đẻ cực non, cực nhẹ cân, trẻ bị nhiễm khuẩn muộn, trẻ còn ống động mạch phải điều trị và trẻ cần truyền máu làm tăng tỷ lệ mắc LSPQP lên 4,08; 7,36; 6,78; 7,27 và 10,24 lần. Tỷ lệ mắc LSPQP ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần còn cao. Trẻ đẻ cực non, cực nhẹ cân, trẻ bị nhiễm khuẩn muộn, còn ống động mạch cần điều trị và trẻ cần truyền máu làm tăng tỷ lệ mắc LSPQP. Do đó, để giảm tỷ lệ LSPQP ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần cần làm tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phát hiện sớm và điều trị ống động mạch và cân nhắc chỉ định truyền máu ở trẻ đẻ non.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

24-10-2023

Cách trích dẫn

Vân, N. T. ., Linh, T. D. ., & Trác, L. M. . (2023). Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến loạn sản phế quản phổi ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022 - 2023. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(4 Phụ bản), 182–189. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1243

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả