Thực trạng giảm thính lực nghề nghiệp ở người lao động tại một công ty đồ gỗ nội thất tỉnh Bình Dương năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1214Từ khóa:
Tiếng ồn, giảm thính lực nghề nghiệp, đồ gỗ, Bình DươngTóm tắt
Giảm thính lực nghề nghiệp hay điếc nghề nghiệp là một bệnh do tiếng ồn có cường độ cao trên mức gây hại của môi trường lao động, tác động như một vi chấn thương âm, trong một thời gian dài, gây tổn thương không phục hồi ở cơ quan Corti tai trong. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả tình trạng giảm thính lực nghề nghiệp ở người lao động tại một công ty đồ gỗ nội thất tỉnh Bình Dương năm 2022. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 128 người lao động tham gia vào dây chuyền sản xuất tại công ty đồ gỗ nội thất tỉnh Bình Dương bằng cách sử dụng bảng phát vấn, đo thính lực sơ bộ cho người lao động và hồi cứu số liệu môi trường thứ cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ ồn dao động từ 65,7dBA đến 95,6dBA tùy từng bộ phận với 28/141 số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm tỷ lệ 19,9%. Có 3,9% người lao động bị giảm thính lực tai phải, số người bị giảm thính lực tai trái là 1,6% và 19,6% người lao động bị giảm thính lực hai tai. Tỷ lệ giảm thính lực nghề nghiệp ở người lao động là 9,4%.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.