Một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn stress sau sang chấn ở bác sĩ và điều dưỡng tham gia phòng chống dịch COVID-19 ở một số tỉnh thành tại Việt Nam, năm 2021

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Phương Linh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Đức Khoa Trường Case Western Reserve, Mỹ
  • Đặng Thị Hương Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Huỳnh Phương Anh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Đỗ Nam Khánh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Minh Giang Trường Đại học Y Hà Nội
  • Hoàng Thị Hải Vân Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1213

Từ khóa:

Stress sau sang chấn, nhân viên y tế, cô đơn, lo lắng, COVID-19

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD: Post-traumatic stress disorder) ở 235 bác sĩ và 330 điều dưỡng tham gia phòng chống dịch COVID-19 ở một số tỉnh thành Việt Nam, năm 2021. Thang đo IES-R (Item of Event Scale – Revised) và hồi quy logistic đa biến được dùng để xác định các yếu tố liên quan đến trình trạng PTSD. Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc PTSD là 15,2%. PTSD có mối liên quan tới yếu tố cảm thấy cô đơn khi xa cách người thân dài ngày (p < 0,05) ở nhóm bác sĩ, và lo lắng thiếu phương tiện bảo hộ ở cả nhóm bác sĩ (p = 0,044) và điều dưỡng (p = 0,006). Thiếu phương tiện bảo hộ là một yếu tố dự báo có ý nghĩa thống kê về nguy cơ PTSD ở điều dưỡng (aOR:5,85; 95% KTC: 1,34 – 25,63). Nghiên cứu chỉ ra cảm giác cô đơn khi xa cách người thân lâu ngày và thiếu phương tiện bảo hộ là yếu tố có liên quan đến tình trạng PTSD nặng hơn ở bác sĩ và điều dưỡng tham gia phòng chống COVID-19 tại Việt Nam. Cần tạo điều kiện hỗ trợ tâm lý và đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo hộ để giảm căng thẳng tinh thần và nguy cơ PTSD cho nhân viên y tế trong tương lai.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

24-10-2023

Cách trích dẫn

Linh, N. T. P. ., Khoa, L. Đức ., Hương, Đặng T. ., Anh, N. H. P. ., Khánh, Đỗ N. ., Giang, L. M. ., & Vân, H. T. H. . (2023). Một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn stress sau sang chấn ở bác sĩ và điều dưỡng tham gia phòng chống dịch COVID-19 ở một số tỉnh thành tại Việt Nam, năm 2021. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(4), 124–133. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1213

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>