Thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người dân 18 - 65 tuổi tại 10 xã phường tỉnh Thái Nguyên năm 2021

Các tác giả

  • Đỗ Tuyết Mai Trường Đại học Y Hà Nội; Bệnh viện K, Hà Nội
  • Nguyễn Thanh Tâm BasicNeeds Việt Nam, Hà Nội
  • Trần Thị Thanh Hương Trường Đại học Y Hà Nội; Bệnh viện K, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1201

Từ khóa:

Trầm cảm, yếu tố liên quan, PHQ-2, Thái Nguyên

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người dân 18 - 65 tuổi tại 10 xã phường thuộc thành phố Thái Nguyên năm 2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 1689 người dân từ 18 đến 65 tuổi tại 10 xã phường ở Thái Nguyên từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021. Kết quả cho thấy tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 50, đa số là nữ (86,92%), đã kết hôn (75,31%), trình độ cấp 2 - 3 (76,44%) và có bảo hiểm y tế (BHYT). Sử dụng thang PHQ-2 với điểm cắt là 3 để sàng lọc trầm cảm, nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ trầm cảm là 43%. Nhóm đối tượng trầm cảm (PHQ-2 ≥ 3) có tuổi trung bình và tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cao hơn đáng kể so với nhóm không trầm cảm (PHQ-2 < 3) với p < 0,05. Phân tích hồi quy logistic cho thấy đối tượng tham gia BHYT 100% và thu nhập hộ gia đình trung bình dưới 10 triệu đồng/tháng có nguy cơ trầm cảm cao hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Do đó, cần đề xuất các biện pháp sàng lọc và can thiệp sớm trầm cảm cho người dân tại cộng đồng tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là người cao tuổi, có bệnh mạn tính và hoàn cảnh khó khăn.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

24-10-2023

Cách trích dẫn

Mai, Đỗ T. ., Tâm, N. T. ., & Hương, T. T. T. (2023). Thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người dân 18 - 65 tuổi tại 10 xã phường tỉnh Thái Nguyên năm 2021. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(4), 17–26. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1201

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc