Năng lực sức khỏe về COVID-19 và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, năm 2022

Các tác giả

  • Phạm Văn Hậu Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đoàn Thị Ánh Tuyết Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Lê Văn Gắt Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Phan Huỳnh Bảo Bình Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Huỳnh Tấn Tiến Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1044

Từ khóa:

Năng lực sức khỏe, sinh viên, Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng, COVID-19

Tóm tắt

Năng lực sức khỏe là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe và khả năng sử dụng thông tin về sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Nghiên cứu cắt ngang trực tuyến bằng bảng câu hỏi có cấu trúc ở 1.272 sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng vào tháng 3 năm 2022 nhằm mô tả năng lực sức khỏe của sinh viên và phân tích các yếu tố liên quan. Kết quả ghi nhận điểm trung bình năng lực sức khỏe chung: 2,92 ± 0,43 điểm. Trong đó, tìm thông tin: 3,03 ± 0,51 điểm, soạn thông tin: 2,82 ± 0,56 điểm, nhận định thông tin: 2,87 ± 0,53 điểm, sử dụng thông tin: 2,96 ± 0,49 điểm và bảo mật thông tin: 3,04 ± 0,69 điểm. Hồi quy đa biến ghi nhận năng lực sức khỏe của nam cao hơn nữ (OR = 1,08; KTC95%: 1,02 - 1,14), sinh viên ngoài TP. HCM thấp hơn ở tại TP. HCM (OR = 0,94; KTC95%: 0,89 - 1,00), sinh viên ngành ngoài khối sức khỏe cao hơn khối sức khỏe (OR = 1,13; KTC95%: 1,08 - 1,23), hài lòng về nguồn tài chính cao hơn không hài lòng (OR = 1,10; KTC95%: 1,04 - 1,16) và tìm kiếm thông tin bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt cao chỉ tìm tiếng Việt (OR = 1,08; KTC95%: 1,02 - 1,10). Cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực sức khỏe cho sinh viên, nhất là trong bối cảnh kinh tế - xã hội có xáo trộn lớn và quan tâm hơn nhóm sinh viên có năng lực sức khỏe thấp hơn.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

17-08-2023

Cách trích dẫn

Hậu, P. V. ., Tuyết, Đoàn T. Ánh ., Gắt, L. V. ., Bình, P. H. B. ., & Tiến, H. T. . (2023). Năng lực sức khỏe về COVID-19 và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, năm 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(2), 148–155. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1044

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả