Phương thức và công cụ quản lý người hiến, nhận tinh trùng, noãn tại 23 bệnh viện có khoa/ trung tâm hỗ trợ sinh sản năm 2018

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Huyền Linh Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Lê Hoài Chương Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Phương Liên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1034

Từ khóa:

Quản lý khách hàng, hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi, hỗ trợ sinh sản

Tóm tắt

Trên thế giới và Việt Nam có quy định quản lý hiến, nhận tinh trùng noãn nhằm giảm thiểu hậu quả do tạo ra thế hệ cận huyết mà không có mối liên hệ ngoài đời. Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp định lượng, định tính nhằm mô tả phương thức và công cụ quản lý việc hiến, nhận tinh trùng, noãn tại 23 bệnh viện có khoa/ trung tâm hỗ trợ sinh sản vào năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% bệnh viện có đủ cơ sở vật chất, nhân lực có trình độ về công nghệ thông tin. Tại các bệnh viện, chưa có quy trình quản lý thống nhất trong toàn hệ thống, có 12/23 bệnh viện xây dựng, ban hành và áp dụng quy trình quản lý tại đơn vị, các bệnh viện khác áp dụng chung theo hướng dẫn tại Nghị định 10/2015-NĐ-CP miền Nam 17/23 bệnh viện có phần mềm quản lý, đa số mang tính chất tổng hợp, thống kê không có khả năng chia sẻ thông tin; 4/23 bệnh viện đảm bảo khách hàng chỉ có thể hiến, nhận 1 lần tại bệnh viện bằng phần mềm quản lý có định danh bằng vân tay, chụp ảnh nhận diện khuôn mặt, nhưng không sàng lọc khách hàng đã hiến tặng tại bệnh viện khác. 82,6% cán bộ y tế cho rằng phương thức quản lý hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý và cần có hệ thống quản lý tổng thể hiến nhận tinh trùng, noãn trong cả nước.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

17-08-2023

Cách trích dẫn

Linh, N. T. H. ., Chương, L. H. ., & Liên, N. T. P. . (2023). Phương thức và công cụ quản lý người hiến, nhận tinh trùng, noãn tại 23 bệnh viện có khoa/ trung tâm hỗ trợ sinh sản năm 2018. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(2), 59–69. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1034

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>