Hiệu quả can thiệp điều trị có giám sát người nhiễm ký sinh trùng sốt rét tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/102Từ khóa:
Ký sinh trùng sốt rét, điều trị có giám sát trực tiếp, Bù Gia MậpTóm tắt
Nghiên cứu can thiệp có đối chứng được thực hiện từ tháng 9/2018 - 8/2019 đánh giá hiệu quả điều trị có giám sát trực tiếp người nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Các biện pháp triển khai can thiệp bao gồm điều trị có giám sát trực tiếp của nhân viên y tế tại hộ gia đình ở những người nhiễm KSTSR được phát hiện qua hệ thống giám sát (thụ động) và điều tra chủ động ở những đối tượng nguy cơ và lấy mẫu máu xét nghiệm sau điều trị. Kết quả cho thấy, người nhiễm KSTSR phát hiện thụ động và chủ động ở nhóm can thiệp được điều trị có giám sát trực tiếp đạt 100%, kết quả xét nghiệm sau điều trị lam máu nhuộm giêm sa ngày D3, D7, D14, D28 (100%) KSTSR âm tính, 16,67% nhóm chứng có KSTSR dương tính ngày D3. Đối với người nhiễm KSTSR được phát hiện bằng kỹ thuật Real-Time PCR sau can thiệp, nhiễm KSTSR do P. falciparum được điều trị có giám sát (100%) và kết quả xét nghiệm ngày D3 sau điều trị KSTSR âm tính 100,0%, ở nhóm chứng 64,18% người KSTSR âm tính ngày D3. Ở nhóm can thiệp người nhiễm KSTSR do P. vivax được điều trị có giám sát chiếm 45,45%, kết quả xét nghiệm sau điều trị KSTSR âm tính 45,45%. Như vậy, việc điều trị có giám sát trực tiếp người
nhiễm KSTSR có hiệu quả hơn.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.